Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề xuất nghỉ thêm 1 ngày dịp Tết cổ truyền

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề xuất tăng thêm 1 ngày trong kỳ nghỉ tết Nguyên đán (từ 4 ngày lên 5 ngày) để người lao động có một đợt nghỉ “thông tuần” trong năm. Nội dung này sẽ được xem xét trong quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động.

Thảo luận lần đầu về Bộ luật Lao động sửa đổi tại UB Thường vụ hôm qua, 5/10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phân tích, hiện nay số ngày nghỉ Tết Nguyên đán là 4 ngày, xen kẽ giữa kỳ nghỉ thường có một ngày đi làm trong tuần, tiếp đó người lao động lại nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật. Chính vì ngày đi làm “kẹt” giữa kỳ nghỉ nên hiệu quả không cao, mang tính hình thức.

TET2010 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề xuất nghỉ thêm 1 ngày dịp Tết cổ truyền

Kỳ nghỉ Tết được nâng lên 5 ngày?

Ông Hùng đề xuất tăng thêm 1 ngày nghỉ để đợt nghỉ dịp tết cổ truyền của dân tộc thành 5 ngày liên tục. Cộng với 2 ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật, người làm hành chính có được 1 tuần nghỉ trọn vẹn trong năm.

Tán thành quan điểm này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng, việc tăng thêm ngày nghỉ trong dịp tết Nguyên đán là cần thiết, tạo điều kiện cho người lao động thêm thời gian nghỉ ngơi sau 1 năm làm việc, giảm chi phí đi lại giữa kỳ nghỉ.

“So với các nước trong khu vực, số ngày nghỉ trong năm của Việt Nam vẫn còn thấp, nên thêm 1 ngày nghỉ có thể chấp nhận được” – bà Ngân nói.

Theo quy định hiện hành, người lao động được nghỉ Tết từ 30 tháng chạp đến hết ngày mùng 3 tháng giêng. Ngày mùng 4 Tết, dù Luật Lao động không quy định nhưng lâu nay các cơ quan, đơn vị vẫn cho cán bộ, công nhân viên được nghỉ.

Hiện người lao động Việt Nam chỉ được nghỉ hưởng lương 9 ngày lễ, Tết trong năm và 12 – 16 ngày phép trong một năm tuỳ theo điều kiện làm việc. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, số ngày nghỉ lễ, Tết ở Việt Nam còn thấp (Indonesia, Thái Lan: 13 ngày, Philippin: 12 ngày, Trung Quốc: 10 ngày… ).

Chưa kết luận có điều chỉnh dự thảo luật theo đề xuất này, UB Thường vụ QH sẽ xem xét trong lần thảo luận tiếp theo về việc sửa đổi Bộ luật Lao động.

P.Thảo

(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng dự lễ ra mắt Nhóm Nữ ĐBQH Việt Nam Khóa XIII

Tối 20.10, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Nhóm Nữ ĐBQH Việt Nam Khóa XIII và Kỷ niệm 81 năm ngày phụ nữ Việt Nam 20.10.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng tới dự.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại buổi lễ.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại buổi lễ.

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng; Bí thư Trung ương Đảng, Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn

Nhóm Nữ ĐBQH là diễn đàn để các nữ đại biểu giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động đại biểu, tạo diễn đàn để các nữ đại biểu có tiếng nói chung trong các hoạt động của QH; cung cấp thông tin, nâng cao kiến thức cho các nữ đại biểu về những vấn đề có liên quan đến hoạt động của QH theo chương trình nghị sự của từng Kỳ họp, nhất là vấn đề giới và lồng ghép giới trong xây dựng, thực thi pháp luật, ngân sách và thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; góp phần nâng cao kỹ năng cho nữ ĐBQH trong hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, tiếp xúc cử tri, tham vấn công chúng… từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của QH.

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tặng hoa Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng - đại diện Nhóm các nữ đại biểu Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tặng hoa Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng – đại diện Nhóm các nữ đại biểu Quốc hội

Nhân dịp này, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã dành những bó hoa tươi thắm cùng những lời chúc mừng tốt đẹp nhất cho các nữ ĐBQH, những người đại diện ưu tú cho phụ nữ cả nước. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Nhóm Nữä ĐBQH là một lực lượng quan trọng của QH, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của phụ nữ cả nước, tham gia vào quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo thẩm quyền của QH. Chủ tịch QH mong muốn Nhóm Nữ ĐBQH Khóa XIII sẽ ghi những dấu ấn quan trọng tiếp nối sự nghiệp thúc đẩy bình đẳng giới, tích cực tham gia vào các hoạt động của QH, đóng góp công lao trí tuệ nhiều hơn nữa cho hoạt động của QH. Thay mặt lãnh đạo QH, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng chúc các nữ ĐBQH trong ngôi nhà chung của QH mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc.

Lâm Hiển (Theo DNND)

(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Ông Nguyễn Sinh Hùng dự Lễ công bố QĐ Bí thư Đảng bộ cơ quan VPQH

Ngày 13.10, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan VPQH đã tổ chức Lễ công bố Quyết định Bí thư Đảng bộ cơ quan VPQH nhiệm kỳ 2010 – 2015.

Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng trao quyết định

Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng trao quyết định

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch QH, Bí thư Đảng đoàn QH Nguyễn Sinh Hùng tới dự.

Cùng dự có các Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn.

Thay mặt Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Đào Ngọc Dung trao quyết định Bí thư Đảng bộ cơ quan VPQH nhiệm kỳ 2010 – 2015 cho Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao vai trò của nguyên Bí thư Đảng bộ cơ quan, Chủ nhiệm VPQH Khóa XII Trần Đình Đàn trong thời gian qua, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong vai trò của Bí thư Đảng bộ cơ quan VPQH và chúc nguyên Bí thư Đảng bộ cơ quan, Chủ nhiệm VPQH Khóa XII Trần Đình Đàn về nghỉ chế độ sức khỏe, hạnh phúc.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng chúc mừng tân Bí thư Đảng bộ cơ quan VPQH Nguyễn Hạnh Phúc và tin tưởng, với sự hỗ trợ của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy cơ quan VPQH và các đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan VPQH, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình với vai trò là Bí thư Đảng bộ cơ quan VPQH. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, Đảng bộ cơ quan VPQH có sự đóng góp của mỗi đảng viên, sinh hoạt Đảng bộ có tính đặc thù nhưng phải làm cho sinh hoạt của Đảng thực sự tạo nên tính đoàn kết, thốëng nhất nhằm hoàn thành tốët công việåc của VPQH. Đảng bộ cơ quan VPQH phải phấn đấu trởã thành Đảng bộ vữäng mạnh, mẫu mực trong khối đảng bộ các cơ quan Trung ương.

Hà An(Theo DaiBieuNhanDan)

(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị nghỉ thêm 1 ngày dịp Tết Nguyên đán

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề cập nội dung trên khi cho ý kiến dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) tại phiên họp Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội ngày 5/10. Theo Chủ tịch, hiện nay số ngày nghỉ Tết Nguyên đán là 4 ngày. Xen kẽ giữa kỳ nghỉ thường có một ngày đi làm trong tuần, tiếp đó người lao động lại nghỉ thứ bảy, chủ nhật. Chính vì ngày đi làm “kẹt” giữa kỳ nghỉ nên hiệu quả không cao, mang tính hình thức.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị nghỉ thêm 1 ngày dịp Tết Nguyên đán

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị nghỉ thêm 1 ngày dịp Tết Nguyên đán

Bàn luận vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng quan điểm của Chủ tịch Quốc hội và cho rằng, việc thêm ngày nghỉ trong dịp Tết Nguyên đán là cần thiết, tạo điều kiện cho người lao động nghỉ Tết cổ truyền, giảm chi phí đi lại giữa kỳ nghỉ. Về thời gian nghỉ thai sản, Chính phủ đề nghị chọn phương án tăng thời gian nghỉ thai sản từ 4 tháng theo quy định hiện hành lên 5 tháng đối với lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường; tăng thời gian nghỉ chế độ thai sản từ 5 tháng hiện hành lên 6 tháng đối với lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc theo chế độ 3 ca; nữ quân nhân, nữ trong lực lượng CAND. Về tuổi nghỉ hưu, dự thảo thể hiện theo hướng khẳng định, lao động nữ đủ 55 tuổi, lao động nam đủ 60 tuổi có quyền nghỉ hưu. Đồng thời, giao Chính phủ quy định tuổi nghỉ hưu đối với một số loại lao động đặc thù khi người lao động tự nguyện kéo dài thời gian làm việc và được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội về dự thảo Bộ luật Lao động cơ bản nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi Bộ luật Lao động cũng như về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của luật

Theo CAND

(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì Phiên họp thứ hai Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII

Sáng 26/9, phiên họp thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã khai mạc tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ trọng tâm là chuẩn bị tốt cho kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì Phiên họp thứ hai Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì Phiên họp thứ hai Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.

Về công tác xây dựng luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận về 7 dự án: Luật cơ yếu; Luật quảng cáo; Luật quản lý giá; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật giám định tư pháp; Luật giáo dục đại học; Luật phòng, chống tác hại thuốc lá và cho ý kiến về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.

Một nội dung quan trọng khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về: tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2012; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015; chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011-2015; chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011-2015.

Tại phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ nghe báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2011; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và thứ 9, Quốc hội khóa XII; báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề; cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020; Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Ngay sau khai mạc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận Luật cơ yếu. Qua thảo luận, các đại biểu đều tán thành với việc chuyển Ban Cơ yếu Chính phủ từ Bộ Nội vụ sang trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng việc tiếp tục để Ban Cơ yếu Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ là không hợp lý, không phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của ngành cơ yếu là một ngành cơ mật đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia. Ban Cơ yếu Chính phủ một thời gian dài, từ năm 1958 đến năm 1979 là cơ quan trực thuộc Trung ương Đảng, do Quân ủy Trung ương trực tiếp chỉ đạo; Bộ Quốc phòng có truyền thống và có bề dày kinh nghiệm quản lý công tác cơ yếu; thực tiễn hiện nay số lượng người làm công tác cơ yếu trong hệ thống cơ yếu Quân đội nhân dân chiếm tỷ lệ cao (khoảng 45% ngành cơ yếu).

Trên cơ sở nhất trí chuyển ban Cơ yếu Chính phủ từ Bộ Nội vụ sang trực thuộc Bộ Quốc phòng, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị vẫn giữ ổn định tên gọi, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Cơ yếu Chính phủ như hiện nay.

Thời gian còn lại của buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật quảng cáo.

Tại Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đề cập tới những kết quả đã đạt được sau gần 10 năm thực hiện Pháp lệnh quảng cáo (2002-2011) và các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như những hạn chế, những quy định không còn đáp ứng yêu cầu phát triển của hoạt động quảng cáo. Bộ trưởng khẳng định, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn về phát triển hoạt động quảng cáo, khắc phục những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành thì việc ban hành Luật quảng cáo-văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh toàn diện hoạt động quảng cáo ở Việt Nam là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Dự thảo Luật quảng cáo có 5 chương, 47 điều. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cũng tán thành rằng, để nâng cao hiệu lực của pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động quảng cáo phát triển đúng hướng, tạo điều kiện cho thị trường quảng cáo phát triển, cũng như tăng cường vai trò quản lý nhà nước về quảng cáo, Pháp lệnh quảng cáo cần sớm được xem xét sửa đổi và nâng lên thành luật. Qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu nhất trí với việc cần thiết ban hành Luật quảng cáo.

Ủng hộ quan điểm cần có Luật về quảng cáo, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhấn mạnh việc ra đời của Luật quảng cáo phải giải quyết được những vấn đề mới phát sinh; nhận xét dự án luật chưa nêu rõ các chính sách lớn được đề cập trong luật cũng như cơ sở để đưa ra các quy định trong dự luật. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Luật quảng cáo phải giải quyết được những bất cập hiện nay vì thực tế quảng cáo chưa đáp ứng được yêu cầu. Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý Ban soạn thảo cần nghiên cứu thấu đáo và thể hiện cụ thể trong dự án luật, không nêu chung chung để khi có hiệu lực, luật dễ đi vào cuộc sống.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị Ban soạn thảo cần giải trình, làm rõ phạm vi điều chỉnh của dự án Luật. Theo đại biểu, trong dự thảo luật ghi: “Luật này quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Các thông tin cổ động, tuyên truyền chính trị không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này” là chưa rõ ràng. Đại biểu yêu cầu Ban soạn thảo phải làm rõ mối quan hệ giữa Luật quảng cáo với các luật khác vì cho rằng có nhiều nội dung trong dự án luật trùng lắp với các luật khác.

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước tán thành với quan điểm này, đề nghị Ban soạn thảo cần sàng lọc những nội dung bị trùng lặp giữa Luật Quảng cáo với các luật khác. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng đề nghị dự án luật cần có những quy định cụ thể, nghiêm khắc để xử lý các quảng cáo vi phạm pháp luật. Đại biểu Trương Thị Mai đề nghị cần có tuyên ngôn mạnh mẽ hơn của nhà nước đối với việc bảo vệ công chúng, bảo về quyền và lợi ích của người tiếp nhận quảng cáo trong dự luật.

Một điểm mới của dự thảo được Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng ghi nhận là quyền và nghĩa vụ của người tiếp nhận quảng cáo và trách nhiệm pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo.

Chủ nhiệm Ủy ban Đào Trọng Thi nhấn mạnh, quy định người kinh doanh dịch vụ quảng cáo và phát hành quảng cáo đều cùng phải chịu trách nhiệm về ấn phẩm quảng cáo là chung chung, cần làm rõ trách nhiệm của các đối tượng này cũng như trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cần nêu rõ “Cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình và bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo khi đưa ra quyết định không đúng, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.”

Về những nội dung cấm trong hoạt động quảng cáo, Thường trực Ủy ban yêu cầu bổ sung quy định cấm doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa cán bộ, công chức, nhân viên chuyên môn hay hình ảnh, danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để quảng cáo, nhằm tạo niềm tin cho người tiếp nhận quảng cáo.

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cũng đề nghị Ban soạn thảo dự luật liệt kê đầy đủ các hành vi vi phạm và chế tài xử lý các hành vi đó để nâng cao hiệu lực pháp lý của văn bản pháp quy này./.

Quỳnh Hoa (Theo Vietnam+)

(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng dự lễ truy điệu Phó Chủ tịch QH Vũ Đình Cự

Đúng 6 giờ 30 phút sáng 12/9, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức trọng thể lễ tang ông Vũ Đình Cự, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội khóa X theo nghi thức lễ tang cấp Nhà nước.Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng do ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dẫn đầu; đoàn Chủ tịch nước do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan dẫn đầu; đoàn đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu; đoàn đại biểu Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu; đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Vũ Trọng Kim dẫn đầu đã đến viếng ông Vũ Đình Cự và chia buồn cùng gia quyến.

Đoàn đại biểu Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu viếng ông Vũ Đình Cự

Đoàn đại biểu Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu viếng ông Vũ Đình Cự. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Đến viếng, tưởng nhớ nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Đình Cự còn có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt và các vị lão thành cách mạng, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu; nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Nguyễn Minh Triết; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cùng nhiều vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã gửi vòng hoa đến viếng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Đình Cự.

Trong niềm tiếc thương sâu sắc nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Đình Cự, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng xúc động ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Vũ Đình Cự, người chiến sỹ cách mạng kiên trung, người con ưu tú của dân tộc, nhà khoa học tài năng đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Vĩnh biệt đồng chí, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thành công.”

Nghiêng mình trước anh linh nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Đình Cự, ông Lê Hồng Anh ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Vũ Đình Cự, nhà lãnh đạo, nhà khoa học xuất sắc của Đảng, Nhà nước ta, đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, sự nghiệp phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục đào tạo của nước nhà.”

Đến viếng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Đình Cự, Đại sứ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Somphone Sichaleune trân trọng ghi sổ tang: “Sự ra đi của đồng chí là một tổn thất rất lớn của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân Việt Nam anh em; mất đi một người bạn, người đồng chí thân thiết của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân Lào. Đồng chí đã từng gắn bó và giúp đỡ Cách mạng Lào, góp phần to lớn vào việc tăng cường và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa Lào-Việt Nam.”

Hơn 100 đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an; Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; các bộ, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang ở Trung ương, nhiều địa phương trong cả nước; một số đại sứ quán và các nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng khoa học công nghệ đã đến viếng, gửi vòng hoa viếng giáo sư, tiến sỹ khoa học Vũ Đình Cự.

Đúng 10 giờ sáng cùng ngày, lễ truy điệu nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Đình Cự đã được cử hành trọng thể.

Dự lễ có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương cùng gia đình, bạn bè của nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Đình Cự.

Đọc điếu văn tại lễ truy điệu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng ban lễ tang đã xúc động ôn lại cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng vẻ vang của nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Đình Cự.

Trưởng thành từ một cán bộ giảng dạy Trường Đại học Bách khoa, Hà Nội, ông Vũ Đình Cự đã tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, lần lượt bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sỹ, tiến sỹ, được phong hàm giáo sư và làm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu điện tử-viễn thông của Nhà nước và được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội khóa X…

Trải qua hơn 50 năm hoạt động liên tục, không mệt mỏi, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và những năm hòa bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ông đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, tín nhiệm giao nhiều cương vị, trọng trách trong Đảng, Nhà nước và trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ. Ông là tác giả của nhiều công trình khoa học quan trọng được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh trong suốt cuộc đời cống hiến và phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Đình Cự luôn nêu cao tinh thần tận tụy, trung thành với cách mạng, Tổ quốc và nhân dân. Dù ở bất kỳ cương vị công tác nào, ông cũng luôn tích cực hoạt động và luôn thể hiện là một chiến sỹ cách mạng kiên trung, một nhà trí thức kiên định tư tưởng đi theo con đường cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phấn đấu theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chi Minh vĩ đại.

Đối với hoạt động của Quốc hội, ông đã có nhiều gắn bó, cống hiến, xứng đáng là người đại biểu của nhân dân. Với trọng trách là Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, ông đã tích cực tham gia thể chế hóa đường lối của Đảng thành pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách và pháp luật về khoa học, công nghệ và môi trường.

Chủ tịch Quốc hội xúc động nhấn mạnh nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Đình Cự của chúng ta không còn nữa, nhưng lòng yêu nước, sự trung thành, tận tụy quên mình vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và những hoạt động của đồng chí vẫn luôn là những hình ảnh tốt đẹp, sống mãi trong lòng chúng ta.

Hơn 50 năm hoạt động cách mạng, ông Vũ Đình Cự đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc. Ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng Nhất, Huy chương vì sự nghiệp khoa học, công nghệ… và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác.

Sau lễ hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, Hà Nội, lễ an táng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Đình Cự sẽ được tổ chức vào 10 giờ 45 phút ngày 13/9 tại quê nhà, Nghĩa trang Đồng Bốn, xã Đông Xuân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình./.

Quang Vũ (TTXVN)

(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

NA Chairman Nguyen Sinh Hung sets himself, deputies new term tasks

National Assembly (NA) Chairman Nguyen Sinh Hung has signed Decision 213/NQ-UBTVQH13 assigning specific tasks for himself and his deputies.

Accordingly, the Chairman will take charge of all activities relating to organization and personnel (selection of senior personnel), preparation and chairing of NA and NA Standing Committee sessions, and signing of laws and NA resolutions, NA Standing Committee ordinances and resolutions.

He will convene and chair meetings with the Ethnicity Council’s Chairman and Chairmen of NA Committees and direct co-ordination between the NA Standing Committee and the Government, the Việt Nam Fatherland Front Central Committee, the Chief Justice of the Supreme People’s Court and the President of the Supreme People’s Procuracy.

The NA Chairman Nguyen Sinh Hung will direct the NA diplomatic activities at bilateral and multilateral levels and maintain Party relations with the Political Bureau and the Party Central Committee.

National Assembly Chairman Nguyễn Sinh Hùng (center) and his deputies Uông Chu Lưu, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân and Huỳnh Ngọc Sơn. (from L)

National Assembly Chairman Nguyen Sinh Hung (center) and his deputies Uong Chu Luu, Tong Thi Phong, Nguyen Thi Kim Ngan and Huynh Ngoc Son. (from L)

NA Vice Chairperson Tong Thi Phong

Vice Chairperson Tong Thi Phong will manage the operation of the NA on behalf of the Chairman when he is absent.

The Vice Chairperson will chair NA and NA Standing Committee sessions on draft laws and ordinances on the assigned fields.

Vice Chairperson Phóng will direct law making process, supervise the implementation of policies relating to people and religion, manage diplomatic activities and harmonize cooperation between the Ethnicity Council, NA Commissions, NA Office and the Party Central Office, the President’s Office, the Office of the Government, and the Việt Nam Fatherland Front Central Committee.

Vice Chairperson Phóng is in charge of drafting agendas and programs of NA and NA Standing Committee sessions and preparing for expenditure and physical conditions for the operation of the NA.

NA Vice Chairperson Nguyen Thi Kim Ngan

The Vice Chairperson will chair NA and NA Standing Committee sessions on draft laws and ordinances on the assigned fields.

Mrs. Nguyen Thi Kim Ngan is responsible for directing the making of laws, deciding important issues and supervising the implementations of the laws on economics, finance, budget, monetary issues, banking, audit, insurance, science, technology, and environment.

She will chair and review socio-economic development plans, State budget estimates, budget allocation, financial and monetary policies, tax policies; NA budget estimates; fulfillment of Việt Nam’s international commitments within the NA operation.

The Vice Chairperson will monitor the implementation of national key projects under the competence of the NA and oversee the operation of the NA Commission for Economic Affairs, the NA Finance and Budget Commission, the NA Commission for Science, Technology and the Environment, and the State Audit.

NA Vice Chairman Uong Chu Luu   

The Vice Chairman will chair NA and NA Standing Committee sessions on draft laws and ordinances on the assigned fields.

Mr. Lưu is responsible for composing and implementing the NA and NA Standing Committee annual law and ordinance making programs and supervising the implementation of criminal, civil, administrative, judiciary laws as well as State apparatus organization.

The Vice Chairman is in charge of overseeing the issuance of legal documents and revoking documents which are contrary to the Constitution and NA resolutions, NA Standing Committee’s ordinances and resolutions.

His assignment covers the mass media and the Law Commission and the Justice Commission.

NA Vice Chairman Huynh Ngoc Son

The Vice Chairman will chair NA and NA Standing Committee sessions on draft laws and ordinances on assigned fields.

Mr. Sơn is responsible for drafting and deciding key issues and monitoring the implementation of the laws on national defence and security.

Vice Chairperson Sơn is in charge of overseeing tenure and annual operations of the NA and the NA Standing Committee and supervising operation of the Ethnic Council.

His assignment also covers decisions on amnesty, war and peace, and the issuance of a state of emergency./.

By Kim Anh

(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Ông Nguyễn Sinh Hùng phân công công tác Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vừa thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ký ban hành Nghị quyết số 213/NQ-UBTVQH13 về việc phân công công tác Ủy viên UBTVQH nhiệm kỳ khóa XIII.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (giữa) cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội (từ trái sang):  Uông Chu Lưu, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Huỳnh Ngọc Sơn.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (giữa) cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội (từ trái sang): Uông Chu Lưu, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Huỳnh Ngọc Sơn.

Theo đó, UBTVQH quyết nghị phân công công tác của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cụ thể như sau:

1. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì, chỉ đạo chung việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, UBTVQH, đồng thời trực tiếp phụ trách một số công việc:

– Tổ chức và nhân sự: Trực tiếp chỉ đạo, chủ trì và phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện triển khai cuộc bầu cử; chuẩn bị nhân sự cấp cao của Quốc hội; chuẩn bị kế hoạch quy hoạch nguồn nhân sự cho các cơ quan của Quốc hội và Đại biểu Quốc hội chuyên trách; chủ trì phiên họp Quốc hội, bầu và phê chuẩn nhân sự các cơ quan Nhà nước; quyết định việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quyết định thành lập, giải thể các cơ quan thuộc thẩm quyền quyết định của UBTVQH. Những vấn đề có liên quan đến công tác đại biểu Quốc hội, chủ trì chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Quốc hội.

– Chỉ đạo việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội; chủ tọa các phiên họp của Quốc hội và các phiên họp của UBTVQH;

– Ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội, ký pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH;

– Triệu tập và chủ tọa hội nghị với Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; dự các cuộc họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội (khi cần thiết);

– Chỉ đạo, tổ chức mối quan hệ phối hợp giữa UBTVQH với Chủ tịch nước, Thường trực Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Chỉ đạo hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong quan hệ quốc tế song phương và đa phương.

– Giữ mối quan hệ công tác giữa Đảng đoàn Quốc hội với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

2. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng giúp Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo các công việc:

-Thay mặt Chủ tịch Quốc hội điều hành công việc khi Chủ tịch vắng mặt;

– Điều hành phiên họp Quốc hội, UBTVQH khi bàn về lĩnh vực và các dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực được phân công;

– Chỉ đạo xây dựng pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng và giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo và các lĩnh vực do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Ủy ban về các vấn đề xã hội phụ trách;

– Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động đối ngoại (đoàn ra, đoàn vào) của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các Ban của UBTVQH, Viện Nghiên cứu lập pháp; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các vị đại biểu Quốc hội công tác ở các cơ quan khác;

– Hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội;

– Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội. Chỉ đạo tổ chức mối quan hệ phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Chỉ đạo xây dựng dự kiến nội dung và chương trình kỳ họp Quốc hội và phiên họp UBTVQH. Chỉ đạo hoạt động cơ quan Văn phòng Quốc hội; bảo đảm kinh phí và các điều kiện vật chất, phương tiện hoạt động của Quốc hội;

– Giữ mối quan hệ công tác giữa Đảng đoàn Quốc hội với Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Giữ mối liên hệ công tác với các Ban của Đảng, các tỉnh, thành ủy, Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội;

– Trực tiếp theo dõi công tác của Hội đồng dân tộc, Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban về các vấn đề xã hội; Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Văn phòng Quốc hội; Ban Công tác đại biểu.

3. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân giúp Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo các công việc:

– Điều hành các phiên họp Quốc hội, UBTVQH khi bàn về lĩnh vực và các dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực được phân công;

– Chỉ đạo xây dựng pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng và giám sát thực hiện về lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân sách, tiền tệ, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, khoa học, công nghệ, môi trường;

– Chủ trì, phối hợp xem xét kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương; chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chính sách thuế; dự toán ngân sách của Quốc hội; chỉ đạo việc thực hiện cam kết hợp tác quốc tế về hoạt động Quốc hội;

– Chỉ đạo xem xét việc quyết định và giám sát việc thực hiện các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;

– Trực tiếp theo dõi công tác của Ủy ban Kinh tế; Ủy ban Tài chính, ngân sách; Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường; Kiểm toán Nhà nước.

4. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu giúp Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo các công việc :

– Điều hành phiên họp Quốc hội, UBTVQH khi bàn về lĩnh vực và các dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực được phân công;

– Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kỳ và hàng năm của Quốc hội, UBTVQH; trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng pháp luật và giám sát thực hiện pháp luật về lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, tư pháp, tổ chức bộ máy Nhà nước;

– Chủ trì, phối hợp chung giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm thi hành Nội quy kỳ họp Quốc hội, các Quy chế hoạt động của UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội;

– Chủ trì, phối hợp xem xét việc bãi bỏ văn bản trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; chủ trì, phối hợp giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

– Chỉ đạo về công tác thông tin báo chí nói chung, duyệt thông cáo báo chí;

– Trực tiếp theo dõi công tác của Ủy ban pháp luật, Ủy ban Tư pháp, Viện nghiên cứu lập pháp.

5. Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn giúp Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo các công việc:

– Điều hành phiên họp Quốc hội, UBTVQH khi bàn về lĩnh vực và các dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực được phân công;

– Chỉ đạo xây dựng pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng và giám sát thực hiện pháp luật về lĩnh vực quốc phòng, an ninh;

– Chỉ đạo xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện chương trình giám sát cả nhiệm kỳ và hàng năm của Quốc hội, UBTVQH. Theo dõi, tổng hợp, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát của các cơ quan Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, hoạt động giám sát của UBTVQH;

– Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn, giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân;

– Chủ trì, phối hợp, xem xét việc có liên quan đến quyết định đại xá; quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình, ban bố về tình trạng khẩn cấp; tổng động viên hoặc động viên cục bộ;

– Chỉ đạo công tác dân nguyện của Quốc hội, việc xây dựng và thi hành pháp luật về dân chủ ở cơ sở;

– Trực tiếp theo dõi công tác của Ủy ban Quốc phòng và an ninh; đối ngoại quân sự – an ninh.

VNA

(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)

Ông Nguyễn Sinh Hùng chủ trì phân công công tác Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vừa thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ký ban hành Nghị quyết số 213/NQ-UBTVQH13 về việc phân công công tác Ủy viên UBTVQH nhiệm kỳ khóa XIII.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (giữa) cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội (từ trái sang):  Uông Chu Lưu, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Huỳnh Ngọc Sơn.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (giữa) cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội (từ trái sang): Uông Chu Lưu, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Huỳnh Ngọc Sơn.

Theo đó, UBTVQH quyết nghị phân công công tác của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cụ thể như sau:

1. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì, chỉ đạo chung việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, UBTVQH, đồng thời trực tiếp phụ trách một số công việc:

– Tổ chức và nhân sự: Trực tiếp chỉ đạo, chủ trì và phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện triển khai cuộc bầu cử; chuẩn bị nhân sự cấp cao của Quốc hội; chuẩn bị kế hoạch quy hoạch nguồn nhân sự cho các cơ quan của Quốc hội và Đại biểu Quốc hội chuyên trách; chủ trì phiên họp Quốc hội, bầu và phê chuẩn nhân sự các cơ quan Nhà nước; quyết định việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quyết định thành lập, giải thể các cơ quan thuộc thẩm quyền quyết định của UBTVQH. Những vấn đề có liên quan đến công tác đại biểu Quốc hội, chủ trì chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp Quốc hội.

– Chỉ đạo việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội; chủ tọa các phiên họp của Quốc hội và các phiên họp của UBTVQH;

– Ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội, ký pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH;

– Triệu tập và chủ tọa hội nghị với Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; dự các cuộc họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội (khi cần thiết);

– Chỉ đạo, tổ chức mối quan hệ phối hợp giữa UBTVQH với Chủ tịch nước, Thường trực Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Chỉ đạo hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong quan hệ quốc tế song phương và đa phương.

– Giữ mối quan hệ công tác giữa Đảng đoàn Quốc hội với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

2. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng giúp Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo các công việc:

-Thay mặt Chủ tịch Quốc hội điều hành công việc khi Chủ tịch vắng mặt;

– Điều hành phiên họp Quốc hội, UBTVQH khi bàn về lĩnh vực và các dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực được phân công;

– Chỉ đạo xây dựng pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng và giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo và các lĩnh vực do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Ủy ban về các vấn đề xã hội phụ trách;

– Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động đối ngoại (đoàn ra, đoàn vào) của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các Ban của UBTVQH, Viện Nghiên cứu lập pháp; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các vị đại biểu Quốc hội công tác ở các cơ quan khác;

– Hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội;

– Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội. Chỉ đạo tổ chức mối quan hệ phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Chỉ đạo xây dựng dự kiến nội dung và chương trình kỳ họp Quốc hội và phiên họp UBTVQH. Chỉ đạo hoạt động cơ quan Văn phòng Quốc hội; bảo đảm kinh phí và các điều kiện vật chất, phương tiện hoạt động của Quốc hội;

– Giữ mối quan hệ công tác giữa Đảng đoàn Quốc hội với Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Giữ mối liên hệ công tác với các Ban của Đảng, các tỉnh, thành ủy, Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội;

– Trực tiếp theo dõi công tác của Hội đồng dân tộc, Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban về các vấn đề xã hội; Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Văn phòng Quốc hội; Ban Công tác đại biểu.

3. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân giúp Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo các công việc:

– Điều hành các phiên họp Quốc hội, UBTVQH khi bàn về lĩnh vực và các dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực được phân công;

– Chỉ đạo xây dựng pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng và giám sát thực hiện về lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân sách, tiền tệ, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, khoa học, công nghệ, môi trường;

– Chủ trì, phối hợp xem xét kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương; chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chính sách thuế; dự toán ngân sách của Quốc hội; chỉ đạo việc thực hiện cam kết hợp tác quốc tế về hoạt động Quốc hội;

– Chỉ đạo xem xét việc quyết định và giám sát việc thực hiện các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;

– Trực tiếp theo dõi công tác của Ủy ban Kinh tế; Ủy ban Tài chính, ngân sách; Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường; Kiểm toán Nhà nước.

4. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu giúp Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo các công việc :

– Điều hành phiên họp Quốc hội, UBTVQH khi bàn về lĩnh vực và các dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực được phân công;

– Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kỳ và hàng năm của Quốc hội, UBTVQH; trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng pháp luật và giám sát thực hiện pháp luật về lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, tư pháp, tổ chức bộ máy Nhà nước;

– Chủ trì, phối hợp chung giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm thi hành Nội quy kỳ họp Quốc hội, các Quy chế hoạt động của UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội;

– Chủ trì, phối hợp xem xét việc bãi bỏ văn bản trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; chủ trì, phối hợp giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

– Chỉ đạo về công tác thông tin báo chí nói chung, duyệt thông cáo báo chí;

– Trực tiếp theo dõi công tác của Ủy ban pháp luật, Ủy ban Tư pháp, Viện nghiên cứu lập pháp.

5. Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn giúp Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo các công việc:

– Điều hành phiên họp Quốc hội, UBTVQH khi bàn về lĩnh vực và các dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực được phân công;

– Chỉ đạo xây dựng pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng và giám sát thực hiện pháp luật về lĩnh vực quốc phòng, an ninh;

– Chỉ đạo xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện chương trình giám sát cả nhiệm kỳ và hàng năm của Quốc hội, UBTVQH. Theo dõi, tổng hợp, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát của các cơ quan Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, hoạt động giám sát của UBTVQH;

– Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn, giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân;

– Chủ trì, phối hợp, xem xét việc có liên quan đến quyết định đại xá; quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình, ban bố về tình trạng khẩn cấp; tổng động viên hoặc động viên cục bộ;

– Chỉ đạo công tác dân nguyện của Quốc hội, việc xây dựng và thi hành pháp luật về dân chủ ở cơ sở;

– Trực tiếp theo dõi công tác của Ủy ban Quốc phòng và an ninh; đối ngoại quân sự – an ninh.

VNA

(Theo website Nguyễn Sinh Hùng)